Hoạt động giáo dục

Trang chủ Hoạt động chuyên môn

Những kỹ năng thoát hiểm cần thiết phải dạy trẻ - Giờ học bổ ích của các bạn nhỏ lớp A3 trường mầm non Sao Mai

16/12/2023
474
Hiện nay trên các tỉnh thành cả nước đang xuất hiện nhiều vụ hỏa hoạn, trong đó có rất nhiều trường hợp hoả hoạn tại hộ gia đình gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy việc trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm khi có hỏa hoạn là điều rất quan trọng đối với mỗi người. Các bạn nhỏ lớp mẫu giáo lớn A3 - Trường mầm non Sao Mai đã được tham gia hoạt động hướng dẫn trẻ kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn vô cùng hữu ích.

Không phải lúc nào trẻ cũng nhận thức được hành động của bản thân. Đặc biệt, trong tình huống nghiêm trọng như cháy nổ, hoả hoạn thì càng khó thực hiện. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ trong những trường hợp này, lớp mẫu giáo lớn A3 đã tiến hành dạy trẻ về sự nguy hiểm của cháy nổ, kỹ năng thoát hiểm khi có cháy nổ và các biện pháp cụ thể xử lý tình huống. Chúng ta cùng tìm hiểu những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cho trẻ qua những thông tin hữu ích sau:

1. Thật bình tĩnh và hô hoán cho mọi người cùng biết.

Quan trọng nhất là trẻ cần giữ được thái độ bình tĩnh và hô thật to để mọi người xung quanh cùng biết để xử lý.

2. Báo cho người lớn hoặc gọi cứu hỏa 114 ngay khi phát hiện có cháy
 

Bất cứ khi nào phát hiện đám cháy, trẻ hãy báo cho người lớn hoặc gọi điện thoại đến số 114 cho cơ quan cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy. Đây là hành động cần được thực hiện ngay khi trẻ phát hiện có mùi khét, có khói, có lửa ở xung quanh mình.

Nếu nhà hoặc địa điểm trẻ đang ở có cửa sổ, ban công, cha mẹ hãy dạy trẻ nhanh chóng ra bên ngoài để ra hiệu, kêu gọi và cảnh báo về đám cháy cho mọi người xung quanh. Làm sao đó để nhanh nhất, trẻ có thể báo được tình trạng khẩn cấp của mình để nhận được hỗ trợ kịp thời.

3. Tìm cách thoát ra khỏi nơi bị hỏa hoạn

Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu được mối nguy hiểm mà bản thân phải đối diện khi có hoả hoạn. Việc trẻ tìm cách thoát ra khỏi đám cháy càng sớm càng tốt là điều rất quan trọng. Nhiều trẻ em không biết cách phản ứng với đám cháy, và thậm chí còn trốn tránh chúng mà không tìm cách ra ngoài an toàn.
Hướng dẫn trẻ thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Việc chần chừ, nán lại để thu gom mang theo đồ dùng là điều không cần thiết. Đây là tâm lý thường thấy ở trẻ nhưng lại gây nên nguy hiểm cho bản thân, chỉ có phản ứng nhanh chóng thì mới gia tăng cơ hội an toàn.


Trẻ nên sử dụng các lối thoát mà mình tìm thấy như ban công, hành lang thoát hiểm… nơi mà trẻ thường ít khi sử dụng. Trẻ không nên sợ bị bẩn trong trường hợp nguy cấp này. Trong quá trình di chuyển tuyệt đối không đụng chạm vào bất cứ vật dụng gì. Nếu phải tiếp xúc thì trẻ cần phải kiểm tra trước như kiểm tra xem tay nắm cửa có quá nóng không… vì khi bị phỏng trẻ sẽ khiến việc thoát nạn gặp nhiều khó khăn hơn.

4. Cách tránh hít phải khói độc

Di chuyển trong môi trường khí độc do đám cháy gây ra rất nguy hiểm. Hướng dẫn trẻ cẩn thận cách di chuyển như thế nào để đảm bảo an toàn và cho trẻ thực hành thường xuyên cho đến khi thuần thục.

Cụ thể, trẻ cần di chuyển thấp hơn tầng khói để đảm bảo có đủ không khí hít thở bằng cách cúi thấp người khi di chuyển hoặc bò trên đất. Trẻ có thể lăn trên đất để tăng nhanh tốc độ di chuyển khi cần thiết. Trẻ dùng khăn ướt che kín miệng và mũi để giảm thiểu việc hít phải khói độc.

5. Cách dập lửa trên quần áo khi bị bắt lửa

Nếu chẳng may có bị bắt lửa trên quần áo, hướng dẫn trẻ nhanh chóng nằm ra sàn và lăn nhiều vòng qua lại để dập lửa. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể làm ướt quần áo để hạn chế khả năng bắt lửa. Những cách làm này đều cần phải phản ứng nhanh và dứt khoát để ngăn ngọn lửa cháy mạnh hơn.
Một số hình ảnh trong hoạt động hướng dẫn trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy















 

Ban truyền thông

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 7 đánh giá
Chia sẻ: