Trang chủ Trang chủ

Khi nào cần cho trẻ mắc Cúm B nhập viện?

01/04/2024
124
Cúm B là bệnh rất phổ biến ở nước ta và thường xảy ra hàng năm. Với trẻ em , khi nào cần cho nhập viện nếu nghi ngờ mắc Cúm B.

Chăm sóc bệnh nhân cúm B tại nhà thế nào là đúng?
SKĐS - Chuyên gia khuyến cáo, khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị cúm, người bệnh cần thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm. Những trường hợp sốt cao liên tục, có bệnh nền, trẻ nhỏ sốt cao co giật nên được theo dõi tại bệnh viện.
Trẻ 8 tuổi hôn mê sâu do mắc cúm B

Vừa qua, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận một trường hợp mắc cúm B bị biến chứng rất nặng. Bệnh nhi là bé A. V, 8 tuổi, trú tại Phú Thọ, được chuyển đến từ bệnh viện tuyến dưới với chẩn đoán hôn mê sâu, viêm não - màng não, cúm B, viêm phổi kèm theo tình trạng rối loạn đông máu.

Theo lời kể của người nhà, trước khi nhập viện 3 ngày, bé V. có biểu hiện sốt theo cơn kèm buồn nôn, nôn nhiều và được dùng thuốc theo đơn của trạm y tế xã. Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc 3 ngày các biểu hiện của bé không cải thiện, đồng thời xuất hiện cơn giật (khoảng 4 phút)… nên gia đình đã đưa bé V. vào cấp cứu tại bệnh viện huyện. Sau đó bé được các bác sĩ chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ.


     Cúm B là một loại cúm mùa do virus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Khi nào cho trẻ mắc cúm B nhập viện?

Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Theo PGS. TS. BS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương: Cúm B cũng như cúm A lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ (có chứa virus cúm) trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nếu trẻ chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt bị nhiễm bệnh rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của trẻ sẽ dễ lây nhiễm bệnh cúm B.

Cúm B ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày kể từ khi bị nhiễm virus cúm. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu có thể có thời gian ủ bệnh lâu hơn. Trẻ mắc bệnh cúm B sẽ có dấu hiệu như: Sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi, cảm thấy kiệt sức, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. 

Mặc dù một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh, đa số trẻ sẽ bình phục sau 1 - 2 tuần, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.

Cúm B: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa thế nào?  Mắc cúm B thường sốt mấy ngày, khi nào thì khỏi?
Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do virus cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. Các biến chứng nghiêm trọng khác hiếm gặp hơn như: Viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan…

- Vì vậy, cần cho trẻ nhập viện khi trẻ sốt cao ≥ 39,5 độ C nếu dùng thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ không hạ. Hoặc trẻ sốt cao ≥ 38,5 độ C quá 3 ngày không có xu hướng thuyên giảm. 

- Các biểu hiện khác cũng cần cho trẻ nhập viện ngay là: Trẻ thở nhanh, thở bất thường: Thở rít, khò khè, rút.
Ban truyền thông
Suckhoedoisong.vn

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 1 đánh giá
Chia sẻ: